5 loại lá phòng bệnh da liễu cho bé hiệu quả nhất mà mẹ nào cũng phải biết. Ngày nay chúng ta hay sử dụng sữa tắm để tắm cho các bé, rất tiện lợi, nhanh chóng, mùi lại thơm.
Nhưng thực tế đối với một số bé có da nhạy cảm hoặc tiền sử mắc các bệnh da liễu như Chàm Sữa (Lác sữa) mề đay, nấm,….. thì việc dùng những loại sữa tắm này rất không ổn, vì ít nhiều trong đó đều chứa các hóa chất như chất căng bề mặt, chất ổn định, chất tạo bọt,…. sẽ ảnh hưởng rất lớn đến da bé. Làm tăng nguy cơ bị lại các bệnh trên hoặc mắc một số bệnh mới về da liễu
>> Tham khảo: Kem Đa Năng Bà Vân đặc trị các bệnh về da cho bé
Vậy dùng các loại lá thiên nhiên tắm cho bé vừa làm sạch da lại có thể phòng bệnh cho bé. Dưới đây Đông Y Gia Truyền Bà Vân xin giới thiệu đến các bạn 5 loại lá tuyệt vời này
Mục lục
5 loại lá phòng bệnh da liễu cho bé hiệu quả nhất
Lá chè xanh
Trà là loại thảo mộc có nhiều tác dụng, Ngoài chức năng làm nước uống, trà còn có tác dụng tốt khi bạn sử dụng tắm thường xuyên da bạn sẽ mịn màng dần trắng sáng. Bởi lá trà xanh có thể diệt khuẩn và giúp mau lành vết thương. Vì vậy, tắm trà có công dụng chăm sóc da. Những người có làn da khô, sau vài lần tắm trà, da sẽ dần trở nên sáng bóng và mịn màng.
– Thường xuyên tắm nước trà xanh có thể làm mềm lớp chai ở tay và chân, làm cho làn da trắng đẹp
– Trà xanh giúp làm sạch chất nhờn se lỗ chân lông, giúp da thông thoáng, loại bỏ tế bào chết giúp da dần mềm mịn trắng hồng.
– Trà xanh còn bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím. Chiết xuất trà thường được dùng trong các mỹ phẩm chống nắng.
trong trà xanh còn có chất TANIN, chất này tạo ra vị chát của chè xanh, cũng có tác dụng làm săn se da và diệt khuẩn, rất tốt cho da.
Do vậy nên chè xanh tắm cho bé rất tốt, vừa làm sạch, mềm da lại còn phòng bệnh cho da.
Lá Khế chua
Nói tới khế, chắc nhiều anh chị, cô bác nhận ra khế là loại trái cây rất quen thuộc, tuy nhiên lá của khế còn là một vị thuốc trị bệnh mề đay và các bệnh da liễu rất nhanh khỏi.
– Để có được nước lá khế tắm cho bé, mẹ hãy lấy một nắm lá khế rồi đem rửa thật sạch với nước, sau đó ngâm với nước muối loãng rồi rửa lại bằng nước sạch để
– Sau đó, đem lá khế cho vào nồi nước, đun sôi lên, để nguội, lọc lấy phần nước, bỏ đi phần bã.
– Khi tắm cho trẻ sơ sinh, mẹ hãy tráng qua một lần bằng nước ấm để da bé sạch bụi bẩn, sau đó tắm bằng nước lá khế.
– Cuối cùng, tráng lại người con bằng nước ấm đã đun sôi để sạch hết bột lá còn dính trên da.
– Lá khế có tác dụng trị rôm sảy, mẩn ngứa, dị ứng… nên được khá nhiều mẹ ưa chuộng cho bé dùng. Khi bé bị rôm sảy, mỗi tuần mẹ hãy tắm cho bé 3 lần bằng nước lá khế, không nên tắm nhiều quá vì trong lá khế có nhựa, da bé có thể bị xỉn màu mất thẩm mĩ.
– Bên cạnh cách đun nước tắm, mẹ có thể vò lá khế tươi, rồi đem lọc lấy nước pha với nước ấm cộng thêm một chút muối thành nước tắm cho bé. Tuy nhiên, với cách này mẹ cần rửa thật sạch để đảm bảo không còn sâu ngứa trong lá khế.
Lá Đơn mặt trời
Đơn mặt trời có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau.
Thường dùng chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu, ỉa lỏng lâu ngày. Ở Thái Lan, lá còn được dùng làm thuốc trợ đẻ.
Cách tắm bằng lá đơn mặt trời:
Hái 1 nắm lá đơn mặt trời, rửa sạch loại bỏ các tạp chất. đun với nước, tắm cho bé.
Đun lần nào tắm lần đó. Bé sẽ rất thích.
Đơn mặt trời tắm chữa viêm da rất tốt. Thường kết hợp với lá khế chua sẽ rất hiệu quả.
Lá Bàng
Cây bàng vốn là loại cây có nhiều ở miền nam của Việt Nam. Loại cây này quen thuộc với hầu hết người dân ở nhiều nơi và vẫn được sử dụng để trị các bệnh lở mồm long móng cho gia súc hay các bệnh về tay chân miệng cho trẻ con. Công dụng chữa bệnh của lá bàng đã được GS. TS Đỗ Tất Lợi tổng hợp trong cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, xuất bản năm 1983. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ lại cách dùng lá bàng chữa một số bệnh thường gặp để các bạn cùng tham khảo:
1. Chữa mụn nhọt và các vết thương mưng mủ: Lá và búp bàng rửa sạch, đun sôi với nước. Để nước nguội bớt, cho vết thương ngâm ngập nước trong khoảng 20 phút. Chất tanin trong lá và búp bàng giúp sát khuẩn, hút hết mủ ra ngoài. Nếu vết thương ở nơi không thể ngâm được thì bạn giã nát lá và búp bàng non rồi cho vào đun sôi, dùng hỗn hợp đó đắp lên vết thương.
2. Viêm loét: Lấy lá bàng non, số lượng lá tùy vào vết thương nhiều hay ít. Cho lá bàng vào nồi, đun sôi rồi sau vặn nhỏ lửa trong khoảng 30 phút. Rồi mgâm vết loét vào nước lá đã nguội bớt – ấm. Sau khi ngâm thấm bằng khăn sạch hoặc để tự khô rồi bôi thuốc theo đơn bác sĩ kê.
Do có nhiều ứng dụng như trên và việc chúng tôi cũng thường xuyên khuyên các mẹ cho các bé tắm lá bàng để nhanh khỏi các bệnh da liễu và bôi Kem Đa năng Bà Vân.
Lá Núc Nác
Vỏ thân núc nác vị rất đắng, không độc, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Chính vì có màu vàng và tính năng chữa bệnh như vỏ cây hoàng bá (vị thuốc Bắc) nên y học cổ truyền thường dùng vỏ núc nác thay thế với tên gọi là hoàng bá nam. Có thể dùng vỏ núc nác trong những trường hợp sau:Chữa dị ứng, mẩn ngứa: Chữa lở sơn: Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng: Chữa lở loét: Chữa eczema bội nhiễm, chảy nước vàng.
Cách tắm với lá Núc Nác:
Lấy 1 nắm lá to, đun một nồi nước. Để nước nguội dần tới khi nước còn ầm, tắm cho bé.
Kết luận
Trên đây là 5 loại lá phòng bệnh da liễu hiệu quả nhất được nhiều người tin dùng. Mỗi loại lá đều có những đặc tính khác nhau vì vậy các mẹ hãy tìm hiểu kỹ càng mỗi loại lá trước khi tắm cho bé. Trước tiên cứ thử với một ít lá, nếu da bé không bị kích ứng với loại lá đó thì mới cho bé tắm tiếp.
Ngoài ra nếu mẹ nào quá bận rộn không có thời gian đun nấu nước lá thì có thể tham khảo Lá tắm Bà Vân. Đây là sữa tắm đa năng dùng để tắm gội, rửa rất thuận tiện. Thành phần được chiết xuất 100% hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, không có hóa chất nên rất an toàn khi tắm cho bé.
Hơn thế nữa các loại thảo dược quý hiếm có trong 1 chai lá tắm thảo dược Bà Vân sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh về da hiệu quả cho bé như mụn nhọt, rôm sảy, thủy đậu…