Cách nhận biết rôm sảy ở trẻ sơ sinh và cách điều trị

Cách nhận biết rôm sảy ở trẻ sơ sinh và cách điều trị

  • Post by : Mr Sáng
  • Th5, 15 2022
  • Bệnh Ngoài Da, Rôm sảy, Tư Vấn
  • Chức năng bình luận bị tắt ở Cách nhận biết rôm sảy ở trẻ sơ sinh và cách điều trị

Cách nhận biết rôm sảy ở trẻ sơ sinh và cách điều trị. Biểu hiện rôm sảy ở trẻ sơ sinh thường là các vết sần nhỏ màu hồng, mụn nước nhỏ đôi khi có mủ trắng xen lẫn, mọc lấm tấm hoặc thành từng đám. Các biểu hiện này thường xuất hiện ở vùng đầu, cổ, vai, lưng hoặc các vị trí nếp gấp của cơ thể. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng bệnh cũng như cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy, mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây!

Cách nhận biết rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy hay phát ban nhiệt là khi các ống, tuyến mồ hôi trên da bị bít tắc gây ra các vết sần, mụn nhỏ rải rác ở bề mặt da. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em do hệ bài tiết mồ hôi của bé chưa hoàn thiện. Rôm sảy ở trẻ sơ sinh có thể được phát hiện sớm thông qua 4 biểu hiện dưới đây:

Xuất hiện nốt sần màu trắng hoặc đỏ trên cơ thể của trẻ

Trẻ bị rôm sảy da sẽ xuất hiện từng đám hoặc từng mảng sần nhỏ trên các vùng có nhiều tuyến mồ hôi như: ngực, lưng, trán, cổ… Đây là dấu hiệu rôm sảy ở trẻ sơ sinh điển hình nhất giúp mẹ nhận biết rôm sảy.

Biểu hiện:

Các nốt sần thường có màu hồng hoặc đỏ, có thể có mụn nước li ti phía trên. Thông thường, các nốt này sẽ tự mất đi khi giảm tiết mồ hôi hoặc môi trường mát mẻ hơn.
Các vết rôm lặn đi để lại các vảy da bong ra màu trắng, không có sẹo sau khoảng 3-5 ngày.

cách nhận biết rôm sảy ở trẻ sơ sinh

>> Tham khảo Kem Bà Vân hết rôm sảy cho trẻ sơ sinh

Trẻ bị ngứa ngáy và hay gãi

Vùng da bị rôm sảy thường khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu.

Biểu hiện: Bé hay dùng tay gãi vết rôm. Bé gãi nhiều làm tổn thương da, vi khuẩn từ tay và môi trường dễ xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm da.

Các nốt sần có biểu hiện sưng, mủ nước

Dấu hiệu rôm sảy ở trẻ sơ sinh này nếu không có biện pháp chăm sóc đúng cách, các nốt sần có thể bị nhiễm trùng, nhiễm nấm và khó điều trị dứt điểm.

Biểu hiện: Vùng da nhiễm trùng hình thành các mụn có mủ đục, sưng lên, đau rát và ngứa.

Trẻ không sốt hay mắc bệnh khác

Dấu hiệu rôm sảy ở trẻ sơ sinh này thường dễ bị nhầm lẫn với sốt phát ban. Tuy nhiên, bé bị rôm sảy không có các triệu chứng: sốt, ho, sổ mũi, sưng hạch bạch huyết.

Các triệu chứng của rôm sảy thường tự hết sau khoảng 5 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Nếu sau 5 ngày vùng rôm không cải thiện, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để điều trị.

Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh

  • Trẻ sơ sinh bị rôm sảy thường tự khỏi sau 3 – 5 ngày nếu mẹ áp dụng những lưu ý dưới đây:
  • Lựa chọn quần áo vải mềm, thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ.
  • Cho trẻ ở nơi thoáng mát, tránh nơi quá nóng và đông người để giảm đổ mồ hôi.
  • Chường mát cho khu vực bị rôm sảy.
  • Cắt móng tay hoặc đeo găng tay cho trẻ đề phòng trẻ gãi làm trầy xước vết rôm.
  • Sử dụng các loại nước tắm chuyên dụng, có nguồn gốc thiên nhiên từ thảo dược để làm sạch da cho bé.

Lưu ý:

Nếu trẻ bị rôm sảy thông thường, rôm sảy dạng tinh thể, rôm sảy đỏ mà không có mủ hay lở loét thì không cần phải dùng thuốc.

Mẹ không nên bôi phấn rôm cho trẻ, phấn rôm sẽ làm lỗ chân lông bị tắc hơn gây rôm nặng hơn.
Không nên dùng các loại nước tắm có thành phần hóa học, có chất tẩy rửa, chất tạo bọt vì dễ gây kích ứng da bé.

Biểu hiện rôm sảy ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết. Mẹ nên chú ý quan sát biểu hiện của con để phát hiện bệnh sớm và chăm sóc đúng cách. Trong trường hợp vùng da bị rôm sảy xuất hiện mụn mủ, lở loét, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời.