Vì sao bé bị chàm sữa (lác sữa)? Đâu là Nguyên nhân?

Vì sao bé bị chàm sữa (lác sữa)? Đâu là Nguyên nhân?

  • Post by : Mr Sáng
  • Th10, 19 2022
  • Bệnh Ngoài Da, Chàm sữa, Tư Vấn
  • Chức năng bình luận bị tắt ở Vì sao bé bị chàm sữa (lác sữa)? Đâu là Nguyên nhân?

Vì sao bé bị chàm sữa (lác sữa)? Đâu là Nguyên nhân? Bé bị lác sữa ở mặt với các mảng da đỏ và khô, khiến bé khó chịu và hay gãi, làm tổn thương da và bệnh nặng hơn. Vậy bé bị chàm sữa nguyên nhân là do đâu, điều trị như thế nào? Mời các bạn cùng Kembavan.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Chàm sữa là gì?

Chàm sữa là giai đoạn đầu của bệnh chàm thể tạng. Bệnh thường xảy ra ở trẻ sau sinh đến 6 tháng tuổi, xuất hiện ở cả trẻ khỏe mạnh. Thường gặp nhất là bé bị chàm sữa ở mặt, hai bên má và có thể lan ra tay chân, hoặc toàn thân. Ban đầu, trẻ chỉ nổi những nốt hồng, sau đó thành mụn nước, màu đỏ, nứt da và tiết dịch, đóng vảy và bong tróc ra.

Chàm sữa thường biến mất sau khi trẻ được 2 – 4 tuổi. Nếu qua 4 tuổi mà trẻ chưa khỏi thì có khả năng bệnh sẽ tiến triển kéo dài, hay tái phát và thành bệnh chàm thể tạng.

vì sao bé bị chàm sữa

Vì sao bé bị chàm sữa?

Nguyên nhân gây ra bệnh khá phức tạp và khó phát hiện được. Một số yếu tố sau được xem là nguyên nhân khởi phát bệnh chàm sữa ở trẻ:

Di truyền: Chàm sữa là bệnh có tính chất gia đình, nếu cha mẹ bị dị ứng, hen suyễn, hoặc viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng thì trẻ sinh ra cũng có khả năng mắc bệnh;

Cơ địa dị ứng: Trẻ có cơ địa dị ứng với các loại thực phẩm như sữa, trứng, thịt gia cầm, lạc, hải sản…; thời tiết hanh khô, thay đổi độ ẩm; môi trường khói bụi, lông vật nuôi; hóa chất…

Bé bị chàm sữa điều trị như thế nào?

Chàm sữa là một bệnh do cơ địa dị ứng, vì vậy mục đích điều trị là làm bình thường hóa làn da, kéo dài thời gian lành bệnh của trẻ, hạn chế để bệnh tái phát, vì đây là bệnh khó điều trị khỏi hẳn.

Điều trị chàm sữa cần lưu ý những điểm sau:

Không sử dụng kháng sinh liều cao để điều trị bệnh, trừ trường hợp trẻ bị bội nhiễm. Tuy nhiên, cần phải thận trọng vì dùng kháng sinh rất dễ gây sốc phản vệ;

Đối với các sang thương nổi đỏ hoặc tiết dịch thì có thể bôi những loại thuốc dạng dung dịch và có tính sát trùng nhẹ;

Đối với các sang thương đỏ da, khô da, tróc vảy thì có thể bôi các loại thuốc có chứa corticosteroid nồng độ thấp và chỉ nên bôi trong một thời gian ngắn (5 – 7 ngày). Để đảm bảo an toàn cho trẻ và tránh làm bệnh chàm sữa nặng thêm, cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ;

Không sử dụng corticosteroid có hàm lượng cao dành cho người lớn để thoa cho bé vì có thể gây teo da, làm mất màu da, sử dụng lâu dài có thể làm suy tuyến thượng thận;

Giữ môi trường xung quanh bé không quá nóng, quá lạnh hoặc nhiệt độ thay đổi quá nhanh. Bên cạnh đó, môi trường sống của bé cần thoáng mát, sạch sẽ và không quá khô;

Nếu cho trẻ ngủ trong phòng có điều hòa thì cần kiểm tra và đảm bảo độ ẩm trong phòng;

Chăm sóc trẻ chàm sữa nặng cần giữ thân thể bé luôn khô thoáng, sạch sẽ, tránh để da bé đổ mồ hôi và ẩm ướt; thường xuyên thay tã lót, thay quần áo cho bé sau khi tắm. Bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày để giữ độ ẩm cho da và nên sử dụng sữa tắm chuyên biệt dành cho trẻ;

Với trẻ trên 6 tháng tuổi, không cho bé ăn các loại thức ăn dễ dị ứng như trứng, thực phẩm lên men, lạc, cà chua, hải sản… vì có thể trẻ bị chàm sữa nguyên nhân là do cơ địa dị ứng.

Chàm sữa nguyên nhân có thể là do trẻ có cơ địa dị ứng và di truyền từ cha mẹ. Bé bị chàm sữa cần được chăm sóc cẩn thận và chu đáo để tránh làm bệnh tái phát, trở nặng thành chàm thể tạng.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết Vì sao bé bị chàm sữa (lác sữa)? Đâu là Nguyên nhân? Hy vọng với bài viết này các bạn đã có thêm kiến thức về bệnh chàm sữa

>> Tham khảo Kem đa năng Bà Vân đánh bay chàm sữa cho bé