Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt là bệnh gì? Điều trị thế nào?

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt là bệnh gì? Điều trị thế nào?

  • Post by : Mr Sáng
  • Th2, 24 2023
  • Bệnh Ngoài Da, Rôm sảy, Tư Vấn
  • Chức năng bình luận bị tắt ở Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt là bệnh gì? Điều trị thế nào?

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt là bệnh gì? Có rất nhiều bệnh liên quan đến nổi mẩn đỏ trên mặt trẻ sơ sinh. Trong đó phải kể đến bệnh rôm sảy, dị ứng, viêm da…. Mời các bạn cùng Kembavan.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới, trong đó bao gồm cả việc chăm sóc trẻ cũng không giống nhau. Khi tìm đúng nguyên nhân sẽ giúp cho các mẹ sẽ có cách chăm con phù hợp nhất, khiến cho các nốt đỏ đó sẽ nhanh chóng biến mất.

Một số hiện tượng Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt:

Phần lớn trẻ sơ sinh đều có các nốt đỏ ở trên mặt là điều bất thường và sẽ có xu hướng tự khỏi sau vài tuần mà không cần điều trị. Nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt cũng có thể do bị dị ứng, bị rôm sẩy, mụn sữa,….

Nhưng, đôi khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt cũng là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý khá nguy hiểm, với việc phân biệt những nốt đỏ ở trên mặt của trẻ cũng có thể giúp cho các mẹ có cách xử lý đúng cách, ngăn chặn được bệnh tình tiến triển xấu đi.

Ở dưới đây, gia đình Kembavan.com chia sẻ với các mẹ về những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cách điều trị hợp lý nhất.

+ Mụn sữa:

Có khoảng 40-50% trẻ sơ sinh khỏe mạnh sẽ bị nổi mụn sữa, đây là những nốt đỏ có đầu mủ liti màu trắng hoặc màu vàng. Mụn sữa thường xuất hiện ở trên mặt của trẻ, phân bổ khá đền của mỗi bên ở khuôn mặt và phần lớn tập trung ở vùng mắt hoặc mũi. Ngoài ra, các mụn này còn có thể nổi cả ở cổ, tay chân và lưng.

Nguyên nhân dẫn tới mụn sữa ở trẻ là do thay đổi của môi trường sống và những tuyến bã nhờn ở trên da của bé đang học về cách bài tiết. Tình trạng này sẽ tự biến mất trong vòng 3 tháng, mà không cần phải can thiệp phương pháp điều trị nào từ bên ngoài.

Về cách xử lý mụn sữa:

– Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, thường xuyên thay quần áo và không được ủ bé quá nóng khiến cho mồ hôi chảy ra, gây khó chịu và ngứa ngáy ở trẻ.

– Tuyệt đối không được trà sát vùng da này, không được tự ý nặn mụn cho bé.

– Tranh dùng kem, thuốc mỡ bôi lên da của trẻ bởi những thứ này sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến cho nốt mụn nổi lên nhiều hơn.

– Sau khoảng 3 tháng, nếu mụn này vẫn không mất đi hoặc mọc to hơn, có mủ thì mẹ nên đưa bé đi khám để không bị lẫn với bệnh viêm da.

+ Bệnh rôm sảy:

Khi bạn ủ bé quá chặt hoặc quá nóng cũng sẽ làm cho các tuyến mồ hôi của trẻ bị tắc, gây ra tình trạng bị rôm sẩy, từ đó sẽ khiến cho bé bị nổi mẩn đỏ ở cổ và mặt, đầu và lưng. Bị mẩn đỏ do rôm sẩy thường lên theo từng mảng đỏ, khiến cho bé ngứa ngáy, khó chịu, dễ quấy khóc.

Về cách xử lý rôm sảy:

+ Mẹ nên thường xuyên lau người cho bé, để cho bé mặt quần áo thoáng, thấm hút mồ hôi.

+ Khi bé còn bú sữa mẹ, thì các mẹ nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau, tránh ăn các loại thực phẩm nóng như: mít, nhãn, đồ cay nóng,…

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt

>> Tham khảo Kem đa năng Bà Vân chuyên mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa ở trẻ sơ

+ Trẻ bị lác sữa:

Lác sữa hay còn gọi là chàm sữa, đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt. Và có thể coi đây là viêm da mãn tính khiến cho da của trẻ bị khô, bong tróc và nứt gây ra đau, thường gặp ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi.

Về cách xử lý:

+ Sử dụng xà bông, sữa tắm với độ tẩy rửa dịu nhẹ hoặc dung dịch sát khuẩn để lau da cho trẻ.

+ Trẻ ăn sữa mẹ, thì các mẹ nên tránh ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng ngứa như: đồ hải sản, bơ đậu phộng, và một số loại hạt,…

+ Các mẹ cũng có thể sử dụng thuốc chống khô da để bôi hàng này, hay thuốc nứt nẻ cho bé dễ chị, theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

+ Trẻ bị dị ứng:

Mỗi khi thời tiết chuyển mùa hoặc tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân khác như: phấn hoa, khói thuốc,… da của trẻ có thể bị nổi mẩn ngứa. Và ngoài ra, có một số trẻ cũng bị dị ứng với chất đạm có trong sữa bò, khiến cho trẻ bị nổi nốt đỏ ở quanh miệng và sau đó lan ra khắp mặt.

Về cách xử lý:

– Bạn nên hạ chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây ra dị ứng.

– Tuyệt đối không cho trẻ gãi, chà xát lên vùng da dị ứng, gây trầy xước.

– Nếu trẻ bị dị ứng với độ đạm có trong sữa, thì mẹ nên đổi loại sữa khác.

– Khi trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng vitamin vào bữa ăn hàng ngày của mình để tăng sức đề kháng cho con.

+ Mụn trứng cá:

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn trên mặt rất dễ nhận biết, bởi các nốt mụn thường xuất hiện khá riêng lẻ theo từng cái, bị sưng to và một số mụn có thể sẽ có mủ. Chiếm khoảng 20% trẻ sơ sinh nổi mụn trứng cá và các nốt mụn thường phát triển cả ở má và mũi của trẻ, nhưng chúng cũng có thể nổi ở trên trán, đầu, cổ, ngực và lưng. Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh không có khả năng để lại seo và thường sẽ tự khỏi sau vài tuần hoặc vài tháng.

Về cách xử lý:

– Mẹ nên lau nhẹ nhàng cho trẻ bằng nước ấm, tránh không trà xát mạnh vào các vùng da bị ảnh hưởng.

– Tránh ử dụng các sản phẩm gây nhờn, khiến cho lỗ chân lông của trẻ bị tắc.

– Nên tham khảo các ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc trị mụn cho trẻ nhỏ.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Phần lớn các trẻ đều có nốt mẩn đỏ ở trên mặt và sẽ tự khỏi, nhưng đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý đi kèm theo một số triệu chứng khác. Các mẹ nên cho trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ tới gặp bác sĩ khi có thêm những dấu hiệu như sau:

+ Các nốt mẩn đỏ chứa chất lỏng ở trong, đặc biệt các nốt này có màu trắng đục hoặc màu vàng, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc mụn rộp.

+ Trẻ bị sốt, ho, chán ăn, hay quấy khóc.

+ Các nốt đỏ xuất hiện thành vùng dày đặc có màu đỏ tía hoặc màu tím.

Tất cả những thông tin chia sẻ ở đây đều được các chị em trong gia đình Kembavan.com đã tổng hợp lại, chắc chắn sẽ là kiến thức mà các mẹ đang tìm hiểu. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn phần nào trong việc chăm sóc con yêu của mình.

Trên đây là bài viết Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt là bệnh gì? Điều trị thế nào? Hy vọng với bài viết này các mẹ đã có thêm kiến thức chăm sóc các bệnh về da cho bé. Chúc các mẹ chăm con hay ăn chóng lớn!