Bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

  • Post by : Mr Sáng
  • Th4, 22 2023
  • Bệnh Ngoài Da, Chàm sữa, Tư Vấn
  • Chức năng bình luận bị tắt ở Bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Lác sữa ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh phổ biến và thường xuất hiện ở những bé từ sơ sinh đến 2 tuổi. Bệnh này tuy không nguy hiểm cho trẻ nhưng lại rất dễ tái phát, khiến cho bé cảm thấy khó chịu, gây mẩn đỏ thậm chí là ngứa rát. Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị bệnh lác sữa là gì? Mời các bạn cùng Kem Bà Vân tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Lác sữa (hay còn gọi là chàm sữa) là một loại bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đây được xem là bệnh viêm da cơ địa mãn tính ở trẻ sơ sinh, bệnh này rất dễ tái phát và khó để điều trị dứt điểm được.

Triệu chứng của bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh là gây ra những tổn thương màu đỏ, sần sùi, khô ráp ở những vùng da quanh mặt của trẻ như má, quanh miệng,… Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh lác sữa sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, khiến trẻ hay quấy khóc, biếng ăn, không ngủ được.

Nếu như không điều trị kịp thời và dứt điểm thì sẽ có thể dẫn đến tình trạng chàm thể tạng và rất khó điều trị.

Bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh gây ra bởi nguyên nhân nào?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc trẻ bị lác sữa. Đó có thể là những nguyên nhân liên quan đến nội tiết bên trong bé hoặc do những yếu tố tác động từ bên ngoài. Theo một vài nghiên cứu về y học đã được công bố thì bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh xuất hiện bởi những nguyên nhân sau:

Do có yếu tố di truyền từ những người thân trong gia đình: Một nghiên cứu chỉ ra rằng, 60 % trẻ bị lác sữa là liên quan đến việc di truyền từ bố, mẹ. Nếu bố hoặc mẹ từng bị lác sữa hoặc bị các bệnh về da như dị ứng, viêm da, cơ địa,….thì trẻ rất dễ bị bệnh lác sữa.
Do cơ thể trẻ bị dị ứng: Trẻ sơ sinh vốn đã rất nhạy cảm và có sức đề kháng kém nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài. Ví dụ như do môi trường sống xung quanh bị nhiễm bụi bẩn hoặc do tiếp xúc với những hóa chất gây dị ứng; thậm chí là do ăn phải những loại thức ăn không phù hợp cũng sẽ dẫn đến việc trẻ bị lác sữa.

Do bị đột biến gen: Một phần nhỏ trẻ bị lác sữa là do sự đột biến gen trong quá trình người mẹ mang thai. Vì vậy, ngay khi sinh ra, trẻ đã có dấu hiệu của bệnh lác sữa và có thể kéo dài mãi đến sau này nếu không được chữa trị.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh

Bệnh lác sữa thường gây ra cho trẻ những tổn thương da ở vùng mặt, trán, cổ hoặc thậm chí là da ở vùng thân mình, tay, chân,…. Một số những triệu chứng thường gặp của bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh như sau:

Khi mới phát bệnh, da bé sẽ xuất hiện những vết mẩn đỏ ở những vùng da quanh mặt và không có ranh giới quá rõ ràng, khi sờ vào sẽ thấy khô ráp và đóng vảy nhỏ li ti.

bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh

Sau đó, những nốt mụn nước nhỏ sẽ xuất hiện, khi không may bị chạm vào những mụn nước này rất dễ vỡ và khiến dịch chảy ra, lan sang những vùng da khác. Một số trường hợp bé còn bị lan ra khắp người tạo thành những lớp sừng bì cứng rất khó điều trị.

Các mụn nước sau khi vỡ ra sẽ đóng vảy tạo thành những tổn thương màu đỏ, dày sừng, sờ vào thấy sần sùi. Khi bong vảy sẽ gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho bé, khiến bé thường xuyên quấy khóc, không chịu ăn và không ngủ được.

Một số trường hợp, trẻ còn có các triệu chứng như ho, sốt, khó thở,….khi gặp tình trạng này nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chữa trị một cách tốt nhất.

Phương pháp điều trị bệnh lác sữa ở trẻ

Mặc dù bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ và không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị cẩn thận bệnh rất dễ tái phát và có thể kéo dài gây ra những di chứng về sau. Vì vậy, khi con có biểu hiện của bệnh lác sữa thì các mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:

Sử dụng thuốc trị lác sữa an toàn: Ngay khi trẻ có những biểu hiện nổi nốt mẩn đỏ hoặc nổi những mụn nước li ti thì đó là những triệu chứng đầu tiên của bệnh lác sữa. Các mẹ cần phải bôi thuốc điều trị lác sữa cho trẻ để giúp trẻ giảm ngứa, tiêu sưng và phòng ngừa viêm nhiễm. Vì trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm và hệ đề kháng còn rất yếu nên các mẹ cần chọn loại kem lành tình mà hiệu quả nhất cho trẻ. Kem Đa Năng Bà Vân – kem trị lác sữa tốt nhất chính là sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ.

cách phân biệt kem đa năng bà vân thật giả
Kem Đa Năng Bà Vân hỗ trợ điều trị lác sữa cho bé

Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cho cả mẹ và bé: Chế độ ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, đối với trẻ còn bú mẹ, thói quen ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiến triển của bệnh. Nên song song với các biện pháp y tế, mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp để hỗ trợ và kiểm soát bệnh cho trẻ.

Thực hiện các biện pháp chăm sóc phù hợp với trẻ:

Khi bị lác sữa, trẻ thường cảm thấy rất ngứa ngáy và khó chịu. Vì vậy các mẹ nên:

Vệ sinh sạch sẽ hằng ngày cho trẻ bằng những loại sữa tắm dịu nhẹ, không có chất hóa học hay cồn hoặc đun nước lá để tắm cho trẻ;

Cho trẻ mặc những trang phục rộng rãi, thoáng mát với chất liệu mềm để tránh ma sát lên vùng da tổn thương của trẻ;
Cắt móng tay, móng chân cho trẻ thường xuyên và không để trẻ gãi hay sờ lên những vùng da bị mẩn đỏ để tránh gây tổn thương thêm cho trẻ;

Sử dụng thêm các loại kem dưỡng ẩm theo chỉ định của bác sĩ để giúp da của bé bớt cảm giác khô ráp và dễ chịu hơn;

Đảm bảo vệ sinh môi trường sống xung quanh bé luôn sạch sẽ và thoáng mát, có thể sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.

Lác sữa ở trẻ sơ sinh là căn bệnh khá phổ biến và thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị cẩn thận sẽ để lại rất nhiều di chứng cho trẻ sau này. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho các mẹ hiểu thêm về căn bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh này. Đồng thời các mẹ cũng sẽ có thêm kinh nghiệm và sẽ biết cách điều trị, chăm sóc khi trẻ bị lác sữa. Kembanvan.com kính chúc các bạn và gia đình nhiều sức khỏe