Chàm sữa có tự hết không? Có tự khỏi được không? Đây là những vấn đề băn khoăn, lo lắng không của riêng ai, nhất là những bố mẹ có con nhỏ gặp phải vấn đề này. Trong bài viết dưới đây Kembavan.com sẽ giúp các bạn giải đáp chuẩn xác những thắc mắc trên. Cùng theo dõi ngay nhé!
Mục lục
Dấu hiệu của bệnh chàm sữa
Theo Y học hiện đại, bệnh chàm sữa rất thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ trong giai đoạn từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Về cơ bản đây là một dạng viêm da dị ứng không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên chủ quan mà lơ là các dấu hiệu nhận biết của bệnh. Chàm sữa nếu không được phát hiện kịp thời và chữa trị thích hợp sẽ dễ dẫn đến bội nhiễm, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cho làn da của trẻ.
Dấu hiệu ban đầu để nhận biết sớm bệnh chàm sữa ở trẻ là:
- Xuất hiện các vết hồng ban, mụn nước li ti ở khu vực hai bên má, cổ, vai,….
- Bề mặt da khô, bong tróc các lớp da chết như vảy trắng ở khu vực khuỷu tay, cổ, mu bàn tay, đầu gối, mắt cá chân,….
- Trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu hay quấy khóc, bú kém và hay bị mất ngủ.
Nguyên nhân gây nên bệnh chàm sữa
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ. Trong đó, bố mẹ cần lưu ý đến các tác nhân chính nổi bật dưới đây để bảo vệ con tránh gỏi mầm gây bệnh nhé!
- Trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng với các tác động môi trường. Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, nếu bố mẹ có tiền sử bị các bệnh như hen suyễn, dị ứng da, nổi mề đay, …. thì con cũng sẽ có nguy cơ bị chàm sữa cao hơn.
- Ảnh hưởng từ thời tiết. Theo báo cáo của nhiều nghiên cứu sức khỏe trẻ nhỏ cho thấy vào mùa đông, khi thời tiết nồm ẩm trẻ thường dễ bị chàm sữa hơn.
- Môi trường sống không đảm bảo trong lành, có nhiều bụi bẩn, lông động vật, vi khuẩn, vi nấm trong không khí.
Quần áo, chăn, thú bông, đồ chơi hoặc những vật dụng quanh bé không đảm bảo an toàn khiến da của bé bị kích ứng. - Trẻ bị dị ứng với một số thức ăn. Chẳng hạn, khi trẻ còn bú nếu mẹ ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, hải sản mà cơ thể con không thích ứng được thì cũng có thể dẫn đến dị ứng, xuất hiện chàm sữa.
Chàm sữa có tự hết không? Có tự khỏi được không?
Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Giám đốc phụ trách chuyên môn Da liễu tại Trung Tâm nghiên cứu ứng dụng Thuốc Dân tộc thì chàm sữa là một triệu chứng da liễu tạm thời. Chúng tồn tại trên da bé một thời gian ngắn. Chàm sữa thuyên giảm dần theo thời gian và có thể tự hết nếu được chăm sóc và chữa trị đúng cách, kịp thời.
Tuy nhiên, có không ít trường hợp bệnh tái đi tái lại mãi không dứt. Các thống kê cho thấy trẻ bị chàm sữa sau 4 tuổi có nguy cơ phát triển kéo dài là rất cao. Thậm chí, chàm sữa lúc này còn có thể phát triển thành chàm thể tạng nếu trẻ có hệ miễn dịch kém.
Trẻ bị chàm sữa bao lâu thì khỏi?
Chàm sữa có tự hết không? Thời gian mắc chàm sữa bao lâu thì khỏi? Theo các chuyên gia, bệnh chàm sữa xuất hiện ở trẻ sẽ có tổng cộng 5 giai đoạn từ khởi phát cho đến bong vảy. Thông thường, sau khi hết giai đoạn bong vảy thì trẻ sẽ khỏi hẳn. Cụ thể:
Giai đoạn 1 – Tấy đỏ
Đây là giai đoạn khởi phát bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ. Trên da của trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện những mẩn đỏ. Chúng thường tập trung lại thành đám và gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 1-2 ngày.
Giai đoạn 2 – Nổi mụn nước
Các mụn nước bắt đầu xuất hiện, bên trong có chứa dịch. Giai đoạn này bố mẹ nên tìm cách không cho bé gãi hoặc tác động lực làm vỡ các mụn nước này. Nguyên nhân là vì nó sẽ dễ khiến bé bị nhiễm trùng gây nên nhiều biến chứng không mong muốn. Đặc biệt, các mụn nước vỡ này cũng có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cho làn da của bé.
Giai đoạn 3 – Vỡ mụn nước
Thông thường khoảng 1-2 ngày sau thì các mụn nước sẽ tự vỡ. Đây cũng là giai đoạn được đánh giá là nguy hiểm và bố mẹ cần phải biết cách chăm sóc cho con phù hợp. Giai đoạn này cũng kéo dài khoảng 1- 2 ngày. Sau đó chúng sẽ tự khô và tạo thành da nhẵn.
Giai đoạn 4 – Da nhẵn
Mụn nước bắt đầu khô lại, bong vảy để lộ ra da non. Đây là phần da rất nhạy cảm và yếu ớt. Vì thế, bố mẹ cần phải đặc biệt quan tâm trong việc chăm sóc da. Nếu được chăm sóc tốt trong khoảng 3 ngày sau da của con sẽ trở nên bình thường như ban đầu.
Giai đoạn 5 – Bong vảy da
Giai đoạn này trẻ thường hay bị ngứa. Bố mẹ không nên để trẻ gãi mạnh lên các chỗ da bong vảy bởi có thể làm da bị tổn thương thêm 1 lần nữa. Hãy cố gắng xoa dịu con bằng cách massage nhẹ nhàng. Chờ khi các vảy này bong ra hết là có thể dứt điểm chàm sữa.
Trải qua hết 5 giai đoạn này trẻ sẽ mất khoảng từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm trùng thì thời gian này có thể được kéo dài thêm từ 2 – 3 tuần.
Ðiều trị chàm sữa trẻ em an toàn hiệu quả
Hiện nay, có rất nhiều cách để bố mẹ có thể giúp con điều trị chàm sữa tại nhà. Trong đó, có 2 “trường phái” chữa trị chính là Đông Y ( chữa trị bằng phương pháp dân gian) và Tây Y ( sử dụng thuốc hỗ trợ). Cụ thể cách điều trị chàm sữa ở trẻ này sẽ được chúng tôi phân tích rõ hơn trong phần bài dưới đây nhé!
Thuốc trị chàm sữa ở trẻ em
Việc dùng thuốc trị chàm sữa cho trẻ mang lại hiệu quả tức thời. Tuy nhiên, cách này cần phải được tham khảo ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn bởi trẻ nhỏ có thể bị dị ứng với các thành phần trong thuốc. Để an toàn hơn bạn có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da cho trẻ thay vì chọn thuốc uống.
Bố mẹ có thể tham khảo mua cho con một số loại kem bôi có khả năng dưỡng ẩm cao, tính sát trùng nhẹ như:
- Kem Dexeryl
- Aveeno Baby
- CeraVe Eczema Soothing Creamy Oil
- Dermalex.
>> Tham khảo Kem đa năng Bà Vân góp phần làm hết chàm sữa cho
Khi bôi thuốc cần lưu ý:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc trước khi dùng.
- Chỉ nên bôi lên khu vực bị chàm một lượng kem mỏng. Khi thoa nên massage nhẹ nhàng tránh làm tổn thương da
- của trẻ. Đặc biệt lưu ý không bôi lên miệng vết thương hở, mắt, miệng.
- Chú ý đến các biểu hiện của bé. Nếu thấy bé bị kích ứng hãy ngưng sử dụng ngay và đưa bé đi kiểm tra da liễu.
Chữa chàm sữa theo phương pháp dân gian
Chữa chàm sữa theo phương pháp dân gian là một trong những cách an toàn, tiết kiệm mà vô cùng hiệu quả. Bố mẹ có thể tham khảo các cách điều trị chàm sữa dân gian này trên các diễn đàn nuôi dạy con. Trong đó, thường được sử dụng nhất là tắm nước lá thảo dược hoặc đắp/bôi nước thảo dược lên khu vực bị chàm.
Một số thảo dược điều trị tốt chàm sữa ở trẻ nhỏ có thể kể đến như là:
- Lá ổi
- Lá khế
- Lá sim
- Trầu không
- Chè xanh
- Dầu dừa
- Kim ngân hoa,….
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết Chàm sữa có tự hết không? Có tự khỏi được không? Hy vọng với bài viết này các bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về bệnh chàm sữa ở trẻ. Kembavan.com chúc các bạn và gia đình nhiều sức khỏe