Rôm sảy có bị lây không? Cách phòng tránh rôm sảy cho trẻ

Rôm sảy có bị lây không? Cách phòng tránh rôm sảy cho trẻ

  • Post by : Mr Sáng
  • Th6, 28 2022
  • Bệnh Ngoài Da, Rôm sảy
  • Chức năng bình luận bị tắt ở Rôm sảy có bị lây không? Cách phòng tránh rôm sảy cho trẻ

Rôm sảy có bị lây không mà một trong những câu hỏi mà rất nhiều mẹ quan tâm khi lo ngại con có thể lây nhiễm từ những bé khác. Mùa nắng nóng khiến nhiều bé bị rôm sảy gây khó chịu cho bé, mời các bạn cùng Dongygiatruyenbavan.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé

Bệnh rôm sảy gây ra bởi nguyên nhân nào?

Rôm sảy hay nhiệt gai, là những nốt ban đỏ nhỏ gây ra bởi tắc nghẽn tuyến mồ hôi hoặc tuyến mồ hội hoạt động nhiều hơn bình thường. Mồ hôi làm cho các tế bào da và vi khuẩn trên da bị tổn thương, ngăn cản và gây tắc nghẽn tuyến mồ hôi. Khi bùng nổ, chúng hình thành các nốt đỏ và có cảm giác gai, ngứa ngáy, khó chịu.

Đối tượng thường mắc rôm sảy nhiều nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi thời tiết nóng bức, oi ả, cơ thể con người sẽ tự tiết ra mồ hôi để làm mát, điều hòa thân nhiệt. Trẻ thân nhiệt cao hơn nên càng tiết ra nhiều mồ hôi hơn. Tuy nhiên, do trẻ còn nhỏ nên các ống bài tiết mồ hôi vẫn chưa hoàn chỉnh, mồ hôi khi tiết da dễ bị ứ đọng; thêm vào đó, làn da mỏng manh, nhạy cảm nên thường bị rôm sảy.

Rôm sảy có bị lây không?

Theo ý kiến từ các bác sĩ và chuyên gia y tế uy tín hàng đầu tại Việt Nam, rôm sảy KHÔNG PHẢI là bệnh truyền nhiễm, có nghĩa là rôm sảy KHÔNG LÂY từ người này sang người khác.

Nói chung, rôm sảy là bệnh nhẹ và lành tính, không đe dọa gì đến tính mạng, thông thường sẽ tự khỏi sau 2-3 ngày, khi tiết trời mát mẻ hơn. Tuy nhiên mẹ không được vì thế mà coi nhẹ căn bệnh này vì rôm sảy nếu không được chăm sóc cẩn thận và vệ sinh sạch sẽ rất dễ đến một số biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe!

rôm sảy có bị lây không

Những biến chứng nguy hiểm từ rôm sảy

Viêm da mãn tính

Khi bị rôm sảy, da trẻ rất nhạy cảm. Nếu mẹ không chăm sóc đúng cách, trẻ có nguy cơ bị viêm da mãn tính (da không tiết mồ hôi) hay viêm cầu thận cấp.

Nhiễm trùng da

Các vết rôm có thể bội nhiễm tạo ra mụn mủ, gây ngứa và đau đớn cho trẻ. Các vết nhiễm trùng này dễ để lại sẹo và ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào biểu bì sau này. Trong trường hợp nặng và viêm nhiễm gần hệ thần kinh và mạch máu như mặt, cổ… trẻ có nguy cơ bị viêm tắc tĩnh mạch não.

Sốc phản vệ

Sốc do nóng, trẻ mắc chứng rôm sảy có thể bị đau đầu, mạch đập nhanh, nôn, hạ huyết áp… nếu không điều trị và chăm sóc kịp thời.

Nhiễm trùng huyết

Rôm sảy nếu không điều trị cẩn thận sẽ dễ dẫn đến rôm sảy có mủ, một thể nặng của rôm sảy. Một trong những nguy cơ mà trẻ bị rôm sảy có mủ có thể gặp phải chính là khi nhiễm trùng quá nặng sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm đến tính mạng!

Cách điều trị rôm sảy cho bé

Rôm sảy là bệnh mùa hè phổ biến và điều trị cũng không hề khó. Để trị sạch rôm cho trẻ, mẹ có thể áp dụng các phương pháp Tây y như bôi phấn rôm, bôi một số loại thuốc đặ trị như dung dịch Calamine, thuốc chứa corticoid,… Ngoài ra, mẹ có thể tin tưởng vào các phương pháp Đông y như tắm lá kinh giới, lá tía tô,… rất an toàn và hiệu quả cho trẻ nhỏ.

>> Tham khảo: Bôi Kem Bà Vân trị rôm sảy cho bé hiệu quả an toàn

Cách phòng tránh rôm sảy cho trẻ

Để phòng tránh rôm sảy hiệu quả cho trẻ vào những ngày hè, mẹ chỉ cần ghi nhớ và tuân thủ kỹ những điều sau đây:

Tránh những tình huống có thể dẫn đến chảy mồ hôi nhiều chẳng hạn như: hoạt động thể thao quá sức hay lao động nặng dưới trời nắng nóng…

Trong thời tiết nóng bức, hãy sử dụng quạt, điều hòa và tắm nước lạnh để làm mát cơ thể, giữ cho da luôn khô thoáng.

Mặc quần áo nhẹ, mỏng và thoáng, chất liệu mềm, mát, nhẹ như lanh, lụa…Tránh những chất liệu nóng, gây bí, khó thấm mồ hôi như polyester.

Thường xuyên thay quần áo cho trẻ, quần áo giặt giũ xong cần được phơi phóng ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, không có khói, bụi.

Hạn chế cho trẻ ra đường khi trời nắng, tốt nhất không cho trẻ ra ngoài trong khung giờ từ 11h trưa – 4h chiều vì đây là lúc bức xạ mặt trời lớn nhất. Nếu đi ra ngoài thì mẹ nên bôi kem chống nắng cẩn thận cho trẻ và cho trẻ đội mũ rộng vành.

Tắm với xà phòng được làm từ các chất tự nhiên, không gây kích ứng cho da. Sau khi tắm, hãy để cho da tự khô thay vì dùng khăn lau.

Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm, kem bôi, thuốc mỡ có thành phần chứa dầu hay dầu khoáng vì chúng có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến mồ hôi không thoát ra được.

Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất trong rau quả; nhất là những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như: đỗ đen, cam, táo, rau xanh, bột sắn,…, các loại nước ép hoa quả.

Hạn chế cho trẻ ăn các loại nóng như xoài, nhãn, mít,…

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết Rôm sảy có bị lây không? Cách phòng tránh rôm sảy cho trẻ. Hy vọng với bài viết này đã giải đáp nỗi lo của các mẹ khi sợ con mình bị lây rôm sảy. Dongygiatruyenbavan.com chúc các bạn và gia đình nhiều sức khỏe