Rôm sảy có tự hết không? Cách xử lý không để lại sẹo

Rôm sảy có tự hết không? Cách xử lý không để lại sẹo

  • Post by : Mr Sáng
  • Th7, 01 2022
  • Bệnh Ngoài Da, Rôm sảy
  • Chức năng bình luận bị tắt ở Rôm sảy có tự hết không? Cách xử lý không để lại sẹo

Rôm sảy có tự hết không? Cách xử lý không để lại sẹo. Rôm sảy là bệnh ngoài da rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Rôm sảy khiến các bé khó chịu, quấy khóc vì ngứa ngáy. Vậy trẻ bị rôm sảy có tự hết không? Rôm sảy có để lại sẹo cho bé, cách phòng tránh rôm sảy như thế nào? Mời các mẹ cùng Dongygiatruyenbavan.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Rôm sảy là gì?

Rôm sảy là những nốt nổi mẩn đỏ, kích cỡ thường bằng đầu kim, có hình tròn hoặc lấm tấm, thường có một chút nước ở đầu. Rôm sảy hay mọc ở những vùng tiết ra nhiều mồ hôi trên cơ thể như đầu, cổ, lưng, ngực,… hoặc các vị trí có nhiều nếp gấp như nách, háng, bẹn…

Rôm sảy gây ra do nguyên nhân nào?

Nguyên nhân chính hình thành nên rôm sảy là do cơ thể bài tiết ra nhiều mồ hôi. Trong khi đó tuyến mồ hôi của bé chưa phát triển một cách hoàn chỉnh, khiến cho mồ hôi bị ứ đọng trên thượng bì. Sau đó, chúng kết hợp với bụi bẩn, vi khuẩn trên bề mặt da tạo thành các nốt mụn.

Dấu hiệu của bệnh rôm sảy trên trẻ sơ sinh

Đa phần, triệu chứng dễ nhận thấy nhất khi trẻ bị rôm sảy là da nổi mụn nhỏ, mẩn đỏ, ngứa ngáy.

Rôm sảy hay mọc thành từng mảng, thành đám lớn ở các vùng có nhiều mồ hôi như đầu, cổ, trán hoặc các vị trí có nhiều nếp gấp như nách, bẹn.

Khi bị rôm sảy, trẻ thường có cảm giác bứt rứt, khó chịu.

Có 3 dạng rôm sảy thường hay gặp ở trẻ là:

  • Rôm sảy dạng tinh thể: Đây là loại rôm sảy xuất hiện ở trẻ nhỏ có ống tuyến mồ hôi phát triển chậm. Rôm sảy này thường không có biểu hiện viêm nhiễm mà chỉ xảy ra do bé bị sốt cao và sau khi khỏi bệnh sẽ để lại những mảng da bị bong tróc và không để lại sẹo cho bé.
  • Rôm sảy đỏ: Thường xuất hiện do thời tiết nóng ẩm và hay mọc ở lưng, những vùng da quần áo cọ xát vào. Loại rôm sảy này thường làm cho bé có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc.
  • Rôm sảy sâu: Rôm sảy này thường xuất hiện khi tuyến mồ hôi của bé bị tổn thương nặng nề.

rôm sảy có tự hết không

Rôm sảy có tự hết không?

Rôm sảy hay xuất hiện vào mùa nắng nóng. Do vậy, khi thời tiết mát rôm sảy sẽ tự hết. Tuy nhiên, hết ở đây không phải là khỏi hoàn toàn mà là do thời tiết mát mẻ nên da trẻ giảm tiết mồ hôi, vì vậy các triệu chứng của rôm sảy tạm thời biến mất. Nhưng khi thời tiết nóng trở lại rôm sảy sẽ tiếp tục tái diễn.

Bé bị rôm sảy nhiều lần mà không có biện pháp chữa trị sẽ phát triển thành rôm sảy sâu. Khi đó, cấp độ của bệnh nghiêm trọng hơn nhiều so với những lần đầu. Mức độ tổn thương da đã ở lớp sâu chứ không còn ở bề mặt da như trước. Các tổn thương có màu thâm, dễ dẫn tới tình trạng không có mồ hôi lan rộng, bé dễ bị kiệt sức, mạch đập nhanh, nôn ói liên tục…

Bé bị rôm sảy có để lại sẹo không?

Rôm sảy là bệnh viêm da không nghiêm trọng, vì thế da của bé có thể tự phục hồi trong những trường hợp nhẹ mà hoàn toàn không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không có biện pháp can thiệp kịp thời thì mụn rôm sẽ rất dễ bị viêm nhiễm, mưng mủ. Thêm vào đó, khi bị rôm sảy, bé luôn có cảm giác ngứa ngáy, bé gãi nhiều có thể làm cho mụn bị vỡ ra, gây nhiễm trùng, để lại sẹo cho đến sau này.

>> Tham khảo: Dùng Kem Bôi Da Bà Vân trị rôm sảy cho bé, không để lại

Bé bị rôm sảy xử lý như thế nào?

Rôm sảy rất dễ điều trị tại nhà nếu mẹ nắm rõ nguyên tắc sau: sạch sẽ – khô – thoáng. Vì vậy, mẹ có thể áp dụng những hướng dẫn dưới đây để giúp con loại trừ rôm sảy nếu tình trạng của bé ở mức độ nhẹ, mụn chưa vỡ ra hoặc chưa có dấu hiệu viêm nhiễm:

Vệ sinh cho bé đúng cách

Mẹ nên tắm rửa cho con hàng ngày với sạch có nhiệt độ phù hợp (từ 35 – 38 độ C) để làm sạch mồ hôi bám trên da. Khi đó, lỗ chân lông của bé sẽ được thông thoáng, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào da. Sau khi tắm xong, mẹ nên mặc cho con quần áo rộng thoáng, chất liệu mềm.

Mẹ có thể dùng sữa tắm dịu nhẹ cho trẻ có độ PH trung bình từ 5- 6 là tốt nhất, để bảo vệ lớp dầu tự nhiên trên da bé. Tham khảo thêm 5 loại sữa tắm thảo dược an toàn cho bé giúp ngăn ngừa rôm sảy, viêm ngứa.

Chế độ ăn uống cho bé

Để loại bỏ rôm sảy ngoài việc vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho bé hàng ngày, mẹ có thể bổ sung những thực phẩm có tính mát để có tác dụng giải nhiệt. Theo các chuyên gia y tế, việc bổ sung cho trẻ những thực phẩm có tính giải nhiệt tốt như là một mũi tên trúng nhiều đích vì chúng vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể giúp chữa trị rôm sảy một cách nhanh hơn. Đồng thời, lại có tác dụng ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm mà rôm sảy có thể gây ra cho bé.

Đối với những bé dưới 6 tháng tuổi còn bú mẹ hoàn toàn: Thực đơn ăn hàng ngày của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến lượng sữa cho con bú. Vì vậy, trong thời gian này, mẹ nên ăn nhiều đồ mát, bổ sung nhiều rau xanh và vitamin C. Mẹ nên cho con bú thường xuyên và đều đặn theo nhu cầu của con vì trong lượng sữa mẹ có nhiều kháng thể có thể giúp con chống lại viêm nhiễm. Lưu ý, trong giai đoạn cho con bú, mẹ hạn chế ăn những đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng vì như vậy lượng sữa tiết ra có thể bị ảnh hưởng làm cho rôm sảy trên cơ thể bé có thể bị bùng phát.

Đối với những bé đã ăn dặm: Mẹ nên chọn thực đơn một cách khoa học, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, giảm dầu mỡ, hãy những món ăn có lượng đường cao. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung nhiều vitamin cho trẻ thông qua các loại trái cây như cam quýt, bưởi, dâu tây…. Ngoài giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, vitamin còn có tác dụng làm mát cơ thể một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Cho trẻ ở trong phòng thoáng mát, sạch sẽ

Khi bé bị rôm sảy, mẹ nên cho con ở trong phòng thoáng mát để giảm lượng mồ hôi được tiết ra. Đồng thời, giữ cho da của bé luôn khô ráo, mát mẻ không bị bí bách. Vì Vậy, khi thời tiết nóng quá mẹ nên bật điều hòa và cho con chơi ở trong phòng.

Nhà cửa, phòng ngủ mẹ nên lau dọn thường xuyên như vậy có thể loại bỏ được bụi bẩn, giúp không khí trong nhà trong lành sạch sẽ.

Sử dụng các biện pháp bảo vệ chống bụi trên mặt cho trẻ

Để đảm bảo cho da mặt bé sạch sẽ, không bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn từ môi trường bên ngoài, mẹ nên đeo khẩu trang hoặc đội mũ có khăn cho con mỗi khi bé ra ngoài. Tuy nhiên, mẹ nên chọn khẩu trang hoặc mũ bằng chất liệu cotton để có thể thấm hút mồ hôi một cách tốt nhất.

Hạn chế cho trẻ chơi ngoài trời nắng

Trong thời gian bé bị rôm sảy, mẹ nên hạn chế một cách tối đa cho con chơi ngoài trời nắng. Vì trời nóng có thể làm cho lượng mồ hôi của bé tiết ra nhiều hơn bình thường nên rất dễ dính các bụi bẩn từ bên ngoài. Ngoài ra, khi bé bị rôm sảy da của bé rất dễ bị tổn thương mà trong ánh nắng có rất nhiều tia cực tím và tia tử ngoại có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc của da. Nếu muốn tắm nắng để tăng cường vitamin D cho bé, mẹ có thể chọn khung giờ phù hợp buổi sáng trước 8h, buổi chiều sau 4h.

Cách phòng tránh bệnh rôm sảy cho trẻ

Để phòng tránh tình trạng trẻ bị rôm sảy, mẹ nên để ý một số điều sau:

  • Tắm và vệ sinh cho bé hàng ngày để có thể làm sạch mồ hôi và bụi bẩn trên da của bé.
  • Không nên cho con chơi ở những nơi đông người khi thời tiết oi nóng.
  • Cha mẹ cần để ý để cơ thể của bé lúc nào cũng được khô ráo, thoáng mát. Hạn chế một cách tối đa tình trạng mồ hôi ứ đọng trên da của bé.
  • Tránh ủ kỹ bé quá kỹ trong lồng ấp hoặc mặc quá nhiều quần áo. Mẹ nên chọn những bộ quần áo chất liệu cotton rộng và thoáng để thấm hút mồ hôi được tốt.
  • Chú ý cho bé uống nhiều nước và ăn trái cây, đặc biệt là những trái cây có hàm lượng vitamin C cao để tăng cường sức đề kháng cho bé.
  • Trong trường hợp, bé bị rôm sảy từ 7-10 ngày mà rôm sảy có hiện tượng lan rộng hoặc có triệu chứng: sưng, tấy đỏ, có mủ chảy ra… thì cha mẹ nên đưa con đi khám, để ngăn chặn sớm biến chứng cho trẻ.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết Rôm sảy có tự hết không? Cách xử lý không để lại sẹo. Hy vọng với bài viết này đã giải đáp thắc mắc của các mẹ và không còn lo lắng khi bé bị rôm sảy nữa. Dongygiatruyenbavan.com chúc các bạn và gia đình nhiều sức khỏe